- Chuyên đề:
- Bệnh run tay chân
Không ai nghĩ một người hoạt bát, minh mẫn như ông lại từng bị Parkinson (Ảnh: Nguyễn Hiệp)
Chiếc bút dành riêng cho bệnh nhân Parkinson
Cách gõ bàn phím cũng tiết lộ bệnh tật!
Run vô căn liên quan đến thừa protein trong não bộ
Bệnh Parkinson có nguy hiểm không?
Khi tiếp xúc với ông Đỗ Bình Dương (sinh năm 1936, ngụ tại số 8/153 Ngõ chợ Khâm Thiên), một bác sỹ phụ sản từng công tác tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, nhìn người đàn ông minh mẫn, hoạt bát đó, người viết đã không tin ông từng bị Parkinson cho đến khi ông bày hết giấy xét nghiệm, đơn thuốc của một quá trình điều trị Parkinson dài trên bàn…
“Tôi từng suy sụp lắm”
Bác sỹ Đỗ Bình Dương đã mở đầu câu chuyện như vậy. “Sốc, suy sụp là điều đương nhiên khi bạn đã từng chứng kiến người thầy, người anh, người đồng nghiệp của mình rơi vào trạng thái phụ thuộc hoàn toàn vào người thân, không tự điều khiển được cơ thể mình cho đến khi mất. Thương lắm, sợ lắm chứ. Thế nên, khi được chẩn đoán là Parkinson, tôi gần như suy sụp. Chỉ trong mấy tuần là sụt 5kg, phải nằm viện điều trị 10 ngày”.
Bác sỹ Dương cho biết: Năm 2013, ông làm việc hay bị mệt, ăn ngủ kém, hai tay bị run, nhất là bên tay trái, đi lại và nói chuyện cũng thấy khó khăn hơn trước. “Lúc đó, tôi chỉ nghĩ là bệnh tuổi già nên không để ý và cũng không điều trị gì cả. Đến khi tôi run quá, bạn bè và người thân mới giục đi khám bệnh”.
Tháng 10/2013, kết quả khám tại khoa Thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt – Xô cho thấy, ông mắc hội chứng ngoại tháp, hay còn gọi là hội chứng Parkinson ở người già, không còn ở giai đoạn sớm nữa, phải điều trị bằng thuốc và khám định kỳ hàng tháng. “Ban đầu, bác sỹ chỉ định tôi điều trị ngoại trú bằng thuốc Madopa. Tuy nhiên, trong lần tái khám tiếp theo, tôi được chuyển thuốc Trihex ít tác dụng phụ hơn, dùng được lâu và giảm run tốt hơn. Bác sỹ điều trị cũng động viên tôi kiên trì điều trị theo đơn, bởi, dù có dùng thuốc và kết hợp với các phương pháp khác nhưng bệnh tình cũng chỉ giảm được rất chậm”.
Mọi sinh hoạt của ông giờ đã gần như trở lại bình thường (Ảnh: Nguyễn Hiệp H+)
Ngừng câu chuyện, nhấp ngụm nước, khuôn mặt bác sỹ Dương như hồi tưởng lại những ngày khó khăn đó. “Vì làm trong ngành y nên tôi hiểu căn bệnh này nguy hiểm như thế nào. Mong muốn khi đó chỉ là bệnh đừng tiến triển hơn nữa. Bệnh nặng thêm, không chỉ khổ mình mà khổ cả người thân”, ông thở dài. “Bị run tay không thôi cũng đã là một áp lực rất lớn rồi. Mọi công việc thường ngày, như đọc sách, viết tài liệu, dạy cháu học bài… đều bị ảnh hưởng. Cầm nắm cái gì cũng không chắc chắn, cầm cốc nước thì nước bị sánh ra ngoài, ăn cũng khó, nhai cũng khó, môi và lưỡi thì lúc nào cũng run lập cập. Có lần đi ngân hàng rút tiền, tôi không ký nổi tên vì tay run, còn bị người ta nói là mạo nhận chữ ký. Sợ lắm chứ, lo lắm chứ. Lúc nào cũng thường trực suy nghĩ tiêu cực ở trong đầu: Rồi mình có bị nặng như thầy không? Có rơi vào tình trạng lệ thuộc hoàn toàn vào người thân như thầy không? Nếu rơi vào tình trạng đó, mình sẽ thế nào?”.
Thế nên, bác sỹ Dương càng tuân thủ tốt hơn những hướng dẫn của bác sỹ điều trị. Thế nhưng, dù dã uống thuốc đầy đủ - từ thuốc giãn cơn, thuốc giảm run, thuốc an thần, thuốc tăng cường tuần hoàn não, đến việc tuân thủ tập luyện, đinh dưỡng, tình trạng sức khỏe của ông cũng chỉ nhỉnh hơn được chút xíu. Cứ vừa tự động viên tình thần được một chút, ông Dương lại rơi vào tình trạng suy sụp. Cho đến một hôm, ông đọc được một bài viết chia sẻ của một người bệnh Parkinson.
Cái duyên bắt đầu từ một bài viết
Ông Dương kể, bình thường ông rất thích đọc tờ báo Đang yêu, đơn giản vì nó có những câu chuyện thú vị. Tình yêu không chỉ dành cho tuổi trẻ mà dành cho tất cả mọi người, từ người trẻ cho đến người già, từ người khỏe mạnh cho đến người bệnh tật.
“Và tôi cho đó là duyên số. Có lần đọc báo Đang yêu, tôi thấy có bài viết chia sẻ của một bệnh nhân Parkinson – cũng là bác sỹ như tôi – tình trạng bệnh đã cải thiện đáng kể sau khi dùng thực phẩm chức năng Vương Lão Kiện hỗ trợ điều trị run tay chân. Lúc đó, tôi thực sự rất mừng và nghĩ mình có hy vọng rồi”. Thế nhưng, là bác sỹ, ông Dương cẩn trọng nghiên cứu về sản phẩm và đem những thông tin tìm hiểu được hỏi bác sỹ điều trị trực tiếp. “Sau khi xem xét kỹ về sản phẩm, bác sỹ điều trị ủng hộ tôi sử dụng sản phẩm. Thế là từ tháng 10/2014, tôi bắt đầu dùng sản phẩm này kết hợp với điều trị bằng thuốc theo đơn.
Sau 5 tháng uống thuốc Tây kết hợp với thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị, tôi cảm thấy sự thay đổi rõ rệt. Đầu tiên là môi và lưỡi giảm rung đi rất nhiều, hàm răng cũng đỡ lập cập, lưỡi mềm và thẳng hơn nên nói chuyện dễ dàng hơn. Cánh tay bên phải bị nhẹ hơn nên hết run nhanh hơn so với tay trái, nhưng đến nay thì tay trái cũng chỉ còn run khoảng 1/10 so với hồi trước, để ý kỹ mới thấy”.
Ông kể, mỗi lần tái khám, bác sỹ điều trị lại mừng cho ông bởi sự cải thiện của bệnh hiển hiện rõ trong từng kết quả xét nghiệm, trong từng biểu hiện cá nhân. Thậm chí, sức ăn, sức ngủ - như ông nói - còn hơn cả thời thanh niên. Ăn 3 bát cơm chưa thấy no. Cân nặng tăng lên so với trước khi bị bệnh, da dẻ cũng hồng hào trông thấy.
Bác sỹ bảo, tôi đã khỏi 90% rồi!
“Thấy bệnh được cải thiện rõ rệt, tôi mới nghĩ hay là ngừng uống thuốc bởi dù gì, các loại thuốc điều trị bệnh này đều để lại tác dụng phụ với sức khỏe. Qua kiểm tra sức khỏe, bác sỹ đồng ý cho tôi ngừng thuốc một thời gian với điều kiện là phải đi khám định kỳ mỗi tháng hoặc ngay khi có dấu hiệu bất thường. Thế là từ tháng 3 năm nay, tôi chỉ sử dụng thực phẩm chức năng Vương Lão Kiện kết hợp với chế độ dinh dưỡng, tập thể dục hàng ngày với các động tác đơn giản, nhẹ nhàng như đi bộ, tập tay, tập chân, tập thở… và đi khám định kỳ. Bốn tháng rồi đấy, mà các triệu chứng của bệnh không có dấu hiệu trở lại và sức khỏe của tôi thì ngày một tốt lên”, ông Dương không giấu được niềm vui.
"Sức khỏe của tôi ngày một tốt lên" (Ảnh: Nguyễn Hiệp H+)
Lật giở cho chúng tôi xem những kết quả khám bệnh định kỳ gần nhất, ông bảo, “Bác sỹ điều trị cho tôi bảo rằng: Bệnh của tôi cải thiện được 90% rồi. 10% còn lại phụ thuộc vào những nỗ lực trong thời gian tới của tôi”.
Có lẽ, như để chứng minh tình trạng bệnh của mình đã cải thiện được đáng kể, ông Dương lặng lẽ thực hiện những công việc hàng ngày: Rót thêm nước vào chiếc ly trống trước mặt chúng tôi, thoăn thoắt leo cầu thang lên tầng 5 để chăm sóc vườn cây, đánh máy tính viết thư cho đồng nghiệp ở Pháp và ngồi dạy cháu học bài… Mọi hoạt động của ông giờ đây đã gần như trở lại bình thường, thậm chí có phần nhanh nhẹn hơn so với những người bằng tuổi.
“Tôi nghĩ, bệnh nào cũng vậy, muốn khỏi được phải kết hợp nhiều yếu tố, điều quan trọng nhất là phát hiện bệnh sớm, điều trị sớm và đầy đủ theo đúng hướng dẫn của bác sỹ thì mới có hiệu quả, mà hiệu quả trông thấy!”, ông Dương cho biết.
Tạm biệt ông Dương, người viết chợt nghĩ: Nếu ông Dương không có thói quen giữ đơn thuốc và sổ khám bệnh để làm “bằng chứng”, nếu người viết không trực tiếp nhìn thấy những đơn thuốc, phiếu xét nghiệm đó, có lẽ người viết cũng sẽ chẳng tin, một người nhanh nhẹn, hoạt bát như bác sỹ Đỗ Bình Dương đã từng và đang phải điều trị hội chứng Parkinson.
*Thông tin bài viết và hình ảnh được phóng viên Health+ trực tiếp ghi nhận. Tổ chức/cá nhân không đăng tải lại nội dung bài viết khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí.
Bình luận của bạn